Tại cuộc họp bàn cách tháo gỡ những khó khăn trong quản lý truyền hình giữa Bộ TT&TT và VTV mới đây, một trong những vấn đề được VTV kiến nghị là Bộ TT&TT cần sớm nghiên cứu khung pháp lý để tạo sự bình đẳng trong kinh doanh dịch vụ giữa các đơn vị truyền hình trả tiền trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nước ngoài như NetFlix và iFlix.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Thành Lương, Phó Tổng giám đốc VTV, rất cần có khuôn khổ pháp lý bình đẳng điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp vào Việt Nam. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước phải thực hiện nhiều nghĩa vụ liên quan khi cung cấp dịch vụ như: Nộp hồ sơ xin cấp phép và phải qua quá trình thẩm định hồ sơ từ Bộ TT&TT. Thực hiện biên tập, biên dịch, kiểm duyệt nội dung phát sóng, việc này tốn thêm nhiều chi phí, nội dung mất đi tính nguyên bản, tính độc đáo. Đồng thời, các đơn vị truyền hình trả tiền trong nước phải tuân thủ quy định về phát sóng kênh thiết yếu, đảm bảo tỷ lệ kênh trong nước và kênh nước ngoài, nộp thuế, nộp phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
“Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp nội dung từ nước ngoài vào Việt Nam như Netflix, iFlix không bị điều chỉnh bởi các quy định trên. Điều này tạo sự bất bình đẳng, khiến các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều bất lợi so với những nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới”, ông Lương phát biểu.
Trước kiến nghị của lãnh đạo VTV, đại diện Bộ TT&TT cho hay, thực tế hiện nay, một số đơn vị nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Netflix đang vi phạm quy định về quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền. Các đơn vị này phát sinh doanh thu thuê bao tháng tại Việt Nam nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế, phí. Netflix không thuộc đối tượng được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.
" alt=""/>VTV kêu truyền hình trả tiền bị cạnh tranh bất bình đẳng bởi Netflix, iFlix"Cha đẻ" của Pokemon Go Tatsuo Nomura (ảnh: Akiyoshi Inoue)
Vào tháng 9 năm ngoái, Apple tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm của mình tại San Francisco. Sau khi giám đốc điều hành Tim Cook và các giám đốc khác hoàn thành những bài thuyết trình của mình, có một chàng trai châu Á đã bước lên sân khấu và giới thiệu cho khán giả tác phẩm của mình.
"Hãy cùng xem quả trứng có gì nào. Tuyệt vời! Một con Pikachu!" Khán giả vô cùng hân hoan khi chàng trai trẻ ấy trình diễn trò chơi Pokemon Go trên chiếc Apple Watch của mình.
Chàng trai trẻ đó chính là Tatsuo Nomura, trưởng nhóm phát triển của Pokemon Go, người đã biến tuổi thơ cùng cực, đói nghèo trở thành động lực để có được ngày hôm nay.
Những chia sẻ của Nomura về đứa con tinh thần của mình.
Theo Nikkei, Nomura lớn lên ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hắc Long Giang, vùng đông bắc Trung Quốc. Trước khi trời sáng, khi nhiệt độ ngoài trời ở mức âm 30 độ C, anh mà mẹ mình phải đi vòng quanh làng cùng chiếc xe đẩy để bán đậu phụ. Gia đình anh cũng chẳng có đồ ăn, phải ăn cháo bột ngô để sống qua ngày.
Lớn lên với cái tên Shi Lei, anh là cháu của một người phụ nữ bị bỏ lại ở Trung Quốc cùng với hàng triệu người Nhật Bản khác trong những ngày cuối của Thế chiến thứ II. Bà của anh đã kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc và có một người con trai, chính là bố của Nomura.
Làng của anh không có ô tô. Mỗi khi Nomura nghe thấy âm thanh của động cơ xe từ phía đằng xa, anh lại nhảy cẫng lên vì phấn khích. Cuộc đời của một cậu bé có niềm đam mê với cách mọi thứ xung quanh mình diễn ra đã sang trang mới khi cậu lên 9. Đó là khi gia đình của cậu trở về "nhà", Nhật Bản.
" alt=""/>Sếp của Pokémon Go từng phải ăn cháo để sống qua ngày